Ngữ pháp Tiếng_Phạn

Hệ thống động từ

Hữu hạn định, vô hạn định

Hệ thống động từ Phạn ngữ phân biệt giữa động từ hữu hạn định (finite) và động từ vô hạn định (infinite). Khác các dạng động từ vô hạn định, tất cả các động từ hữu hạn định đều có đuôi được lập theo ngôi xưng (personal suffix). Các dạng động từ hữu hạn định phân biệt giữa các loại ngôi xưng, số, thời gian, hình thức và dạng (phân biệt chủ/thụ động). Nên biết là hệ thống động từ hữu hạn định trong tiếng Phạn rất phức tạp và hàm chứa rất nhiều cách chia.

Thời thái, số và hình thức

Các động từ hữu hạn định (finite verb) trong Phạn ngữ phân biệt giữa thời thái, số và hình thức.

Về thời thái, tiếng Phạn có sáu thời thái:

  1. Hiện tại (present)
  2. Thể chưa hoàn thành (imperfect)
  3. Thể hoàn thành (perfect)
  4. Quá khứ bất định (aorist)
  5. Tương lai (future). Phạn ngữ phân biệt giữa một thời vị lai đơn giản và một vị lai nói vòng (periphrastic), và vị lai đơn giản là dạng thường gặp hơn.
  6. Câu điều kiện (conditional) diễn đạt một sự kiện có thể xảy ra nếu các điều kiện quy tụ, hoặc cảm thán. Ví dụ: "Giá mà cô ấy có ở nhà!"

Trong ba dạng quá khứ thì Bất định quá khứ ít xuất hiện so với hai dạng kia. Cả ba dạng quá khứ vốn khác nhau một cách vi tế về mặt ngữ nghĩa (semantic): Vị hoàn thành thể chỉ một hành động nằm trong quá khứ xa hơn trước lời trần thuật và được thấy bởi người nói; Hoàn thành thể cũng chỉ một hành động nằm trong qua khứ xa trước ngày lời trần thuật được nói nhưng không được chứng kiến bởi người trần thuật; Bất định quá khứ thì lại trình bày quá khứ gần, chỉ một hành động xảy ra ngay ngày nói. Tuy nhiên, trong Hoa văn Phạn ngữ (classical sanskrit) thì những điểm khác nhau về ngữ nghĩa đã mất và cả ba đều được sử dụng không khác nghĩa.

Thêm vào đó Phạn ngữ còn có ba hình thức:

  1. Chỉ thị (indicative) hay Biểu thị
  2. Mệnh lệnh (imperative), biểu thị yêu cầu, mệnh lệnh. Ví dụ: "Hãy đi chỗ khác!"
  3. Kì nguyện (optative), diễn đạt một ước nguyện, ví dụ: "Cầu mong tôi thi đậu!". Cách sử dụng gần giống như câu điều kiện.

Các dạng chia động từ tiếng Phạn còn phân biệt giữa: Ngôi thứ và Số.

Ngoài số ít và số nhiều, tiếng Phạn còn có thêm một số thứ ba là số hai (dual). Tuy nhiên, số hai rất ít thấy so với số ít và số nhiều.

  • Số ít: anh/cô ấy/nó đi
  • Số hai: hai anh/cô, hai nó đi
  • Số nhiều: các anh/cô ấy, chúng nó đi.

Ngôi thứ cũng có ba: ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi), ngôi thứ hai (anh, các anh) và ngôi thứ ba (cô ấy, các chị ấy).

Như vậy thì mỗi cách chia động từ cho từng 6 thời thái (present, imperfect, perfect, aorist, future, conditional) và từng 3 hình thức (imperative, optative, indicative) bao gồm 3 (ngôi) × 3 (số) = 9 dạng. Ví dụ như động từ đi, √gam, có 9 dạng chia như sau:

Số ítSố haiSố nhiều
Ngôi thứ nhấtTôi điHai chúng tôi điChúng tôi đi
Ngôi thứ haiAnh điHai Anh điCác Anh đi
Ngôi thứ baanh/cô ấy, nó đihai anh/cô ấy/đứa nó đichúng nó đi

Phân loại động từ

Có tổng cộng 10 nhóm động từ. Mười nhóm này lại được phân thành hai loại, thematic, tạm dịch là hợp quy tắc và athematic, tạm dịch là bất quy tắc. Các nhóm hợp quy tắc bao gồm 1, 4, 6, 10. Đặc điểm của các nhóm này là đuôi của thân động từ lúc nào cũng là –a. Như vậy thì thân động từ hiện tại lúc nào cũng được gắn thêm tiếp vĩ âm –a hoặc một tiếp vĩ âm có đuôi –a. Thêm vào đó là thân động từ hiện tại của những nhóm thematic không biến đổi khi động từ được chia. Tất cả những nhóm khác — 2, 3, 5, 7, 8, và 9 — đều là athematic. Các nhóm động từ này thiếu đặc điểm –a và thân động từ biến đổi khi được chia.

Vị tha ngôn, vị tự ngôn

Khi chia động từ cho 6 thời thái và 3 hình thức thì tiếng Phạn còn phân biệt giữa hai dạng: Vị tha (sa. parasmaipada) và Vị tự (sa. ātmanepada). Parasmaipada nguyên nghĩa là "câu nói liên hệ đến người khác", được dịch ở đây là Vị tha ngôn và theo các nhà ngữ pháp Ấn Độ thì đây có nghĩa là chủ thể thực hiện một hành động cho người khác, trong khi ātmanepada, "câu nói cho chính mình", Vị tự ngôn, thì lại chỉ một hành động được chủ thể làm cho riêng mình. Ví dụ:

Parasmaipada: "(anh ấy/cô ấy/nó) cúng tế (cái gì đó cho/giúp một người khác)"Ātmanepada: "(anh ấy/cô ấy/nó) cúng tế (cái gì đó cho chính mình)"

Tuy nhiên, Hoa văn Phạn ngữ thường không phân biệt giữa hai cách chia động từ này và cách phân chia parasmaipada/ātmanepada thường chỉ là hình thức bề ngoài. Như thế thì mỗi dạng trong năm thời thái và ba hình thức của Phạn ngữ lại có thêm hai cách chia khác nhau. Cả hai loại chia parasmaipada/ātmanepada đều mang nghĩa chủ động.

Chủ động, bị động

Tiếng Phạn cũng phân biệt giữa hai dạng năng/chủ động (active) và bị/thụ động (passive). Nhưng người ta chỉ tìm thấy cách chia thể bị động trong 2 của 6 thời cũng như ba hình thức. Trong bốn thời còn lại thì thể bị động được thay thế bằng cách biến hoá động từ theo vị tự cách (sa. ātmanepada).

Gốc động từ, thân động từ

Trong tiếng Phạn, mỗi động từ đều có một dạng trừu tượng được liệt kê trong từ điển và được gọi là gốc động từ (verb root). Các dạng khác nhau của một động từ đều được hình thành từ gốc động từ này.

Trong khi một động từ trong Anh và Đức ngữ được thâu nhập vào từ điển dưới dạng bất định (infinitive, có khi gọi không chính xác lắm là "nguyên mẫu") thì trong tiếng Phạn, nó được ghi lại dưới dạng gốc. Như thế thì tất cả các động từ trong Phạn ngữ đều được liệt kê trong từ điển dưới dạng gốc.

Một dạng động từ hữu hạn định (finite) được hình thành khi ta lập một thân động từ từ gốc động từ bằng cách biến đổi hoặc mở rộng gốc động từ, ví dụ như thêm vào một tiếp vĩ âm (hay hậu tố), hoặc một tiếp đầu âm (hay tiền tố), hoặc một từ trùng (reduplication) hoặc một cách chuyển mẫu âm ngay trong gốc động từ. Sau đó, các nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn thêm vào. Ví dụ:

Gốc động từpacnấu ăn
Thân động từ dạng hiện tạipac-anấu ăn
Dạng động từ hiện tạipac-a-tiông ta, cô ấy, nó nấu
Thân động từ dạng vị laipak-ṣyasẽ nấu
Dạng động từ vị laipak-ṣya-tiông ta, cô ấy, nó sẽ nấu

Như vậy thì dạng động từ ngôi thứ ba, số ít, hiện tại, vị tha của √pac "nấu ăn", được hình thành trước hết qua sự tạo một thân động từ dạng hiện tại bằng tiếp vĩ âm –a, sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm dành cho ngôi thứ ba là –ti được thêm vào. Trường hợp hình thành dạng vị lai cũng tương tự như vậy. Trước hết, thân động từ vị lai pak-ṣya được tạo, sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn vào.

Những thành phần được dùng để tạo một thân và chia động từ bao gồm động từ tiếp đầu âm (hay tiền tố động từ), động từ tiếp vĩ âm (hay hậu tố động từ) và động từ sáp nhập âm (hay nội tố động từ). Hiện tượng phân độ nguyên âm (vowel gradation) cũng thường được thấy.

Phân độ nguyên âm

Dưới "phân độ nguyên âm" các nhà văn phạm hiểu một sự chuyển biến của nguyên âm hoặc phức hợp âm dưới nhiều dạng của một âm tiết căn bản. Các dạng khác nhau này có thể được hình thành qua sự biến đổi âm cuối của danh từ (flexion) hoặc một sự diễn sinh từ một chữ gốc nhất định (derivation).

Theo các nhà văn phạm truyền thống thì các mẫu âm đơn như a, ā, i, ī, u, ū, ṛ, ṝ, ḷ, thường được biến đổi, và sự biến đổi này lại có hai phân độ, được gọi là guṇa, có thể gọi là cường hoá, là tăng độ mạnh, và vṛddhi tức là kéo dài.

Hai cấp guṇa và vṛddhi của các mẫu âm đơn nhìn cụ thể như sau:

Nguyên âm đơna, āi, īu, ūṛ, ṝ
Phân độ guṇaa, āeoaral
Phân độ vṛddhiāaiauār

Các nguyên âm của hai cấp guṇa và vṛddhi trên tương ưng với biến âm khi các mẫu âm đơn căn bản được biến hoá bằng cách đặt mẫu âm a– phía trước. Nêu lưu ý là a không biến đổi ở cấp guṇa và ā vẫn giữ dạng gốc ở cả hai cấp guṇa và vṛddhi.

Khi gốc động từ được biến hoá, ví dụ như khi thân động từ hiện tại được hình thành, ta thường thấy sự biến đổi âm theo hai phân độ trên. Ví dụ như ṛ—ar—ār. Một ví dụ tiêu biểu khác là động từ hṛ "nắm lấy, giữ lấy". Thân động từ với mẫu âm được thay thế bằng ar ở cấp guṇa har-a-ti, và khi chia ở dạng sai khiến (causative) thì được thay bằng ār ở cấp vṛddhi hār-aya-ti.

Hệ thống động từ hiện tại

Hệ thống động từ thời hiện tại bao gồm hiện tại với những hình thức khác nhau là kì nguyện (optative), mệnh lệnh (imperative) và hư nghĩ (subjunctive), cũng như vị hoàn thành quá khứ (imperfect) vì hai thời thái này đều có cùng thân động từ hiện tại. Thân động từ hiện tại được lập bằng nhiều cách, được trình bày bên dưới. Số đi trước chỉ số nhóm của chúng, vốn được các nhà văn phạm truyền thống liệt kê như vậy.

Các động từ hợp quy tắc, thematic, có thân hiện tại được hình thành như sau:

  • Nhóm 1: Thêm tiếp vĩ âm a vào thân với âm tiết chính đã được chuyển sang cấp guṇa. Ví dụ: √ruh "lớn lên, trưởng thành", roh-a.
  • Nhóm 4: Thêm tiếp vĩ tự ya vào gốc, và gốc giữ nguyên dạng. Ví dụ: √tuṣ, "vui sướng", tuṣ-ya.
  • Nhóm 6: gắn tiếp vĩ âm a vào gốc và khác trường hợp nhóm 1, gốc của nhóm 6 vẫn được giữ nguyên. Ví dụ: √viś "bước vào", viś-a.
  • Nhóm 10: Nhóm này được các nhà văn phạm truyền thống quy về một quá trình có bản chất diễn sinh và như thế, không là một nhóm thật sự.

Các động từ bất quy tắc, athematic, có thân hiện tại được hình thành như sau:

  • Nhóm 2: Không có biến đổi. Ví dụ: √ad "ăn", ad.
  • Nhóm 3: Trùng tự hoá (reduplication) đầu gốc động từ. Ví dụ: √hu "cúng tế", juhu.
  • Nhóm 5: Thêm tiếp vĩ tự nu (no ở phân độ guṇa). Ví dụ: √nu "ép", sunu.
  • Nhóm 7: Thêm sáp nhập âm (infix) na hoặc chữ n trước phụ âm cuối của gốc động từ. Ví dụ: √rudh "cản trở", rundh hoặc ruṇadh
  • Nhóm 8: Thêm tiếp vĩ tự u (o ở phân độ guṇa). Ví dụ √tan "trải tra", tan-u
  • Nhóm 9: Thêm tiếp vĩ tự (cấp số 0 là hoặc n). Ví dụ: √krī "mua", krī-ṇā hoặc krī-ṇī.

Hệ thống động từ hoàn thành quá khứ

Hệ thống này chỉ bao gồm một thời thái duy nhất, là hoàn thành quá khứ (perfect tense). Thân động từ của hoàn thành quá khứ được lập bằng cách trùng tự hoá như các động từ nhóm 3 của hệ thống hiện tại. Hệ thống này cũng bao hàm hai dạng thân mạnh và yếu của động từ. Thân mạnh được dùng với ba ngôi xưng số ít, chủ động. Thân yếu được dùng với những ngôi xưng còn lại.

Hệ thống động từ đệ tam quá khứ

Hệ thống này bao gồm đệ tam quá khứ thật sự (với ý nghĩa chỉ quá khứ, ví dụ: abhūḥ "Anh đã là") và một vài dạng thật xưa của chỉ lệnh (指令, injunctive, thường được dùng với tiểu từ mā chỉ sự cấm chỉ, ví dụ mā bhūḥ "chớ có là...!"). Sự khác biệt đáng kể nhất ở đây là sự có hoặc vắng mặt của âm gia tăng a- (augment) làm tiếp đầu âm. Cách lập thân đệ tam quá khứ khá phức tạp và chỉ cần biết ở đây là có tổng cộng 7 dạng đệ tam quá khứ.

Hệ thống động từ vị lai

Trong hệ thống này, thân động từ được lập bằng cách gắn tiếp vĩ tự sya hoặc iṣya vào gốc động từ ở phân độ guṇa.

Động từ: Cách chia

Mỗi động từ đều có một thể ngữ pháp (grammatical voice), hoặc là thể chủ động (active), bị động (passive) hoặc trung gian (medium). Cũng có một thể khách quan có thể được xem là thể bị động của những động từ bất cập vật (intransitive verbs). Động từ tiếng Phạn có ba hình thái đáng lưu ý là chỉ thị (indicative), kì nguyện (optative) và mệnh lệnh (imperative). Cổ Phạn văn cũng có dạng subjunctive, chỉ sự lo toan hư cấu nhưng chúng đã bị loại gần hết từ khi Hoa văn Phạn ngữ thịnh hành.

Hậu tố động từ căn bản

Các hậu tố của động từ tiếng Phạn hàm chứa ngôi xưng, sốcách chia theo vị tự ngôn/vị tha ngôn. Các dạng hậu tố khác nhau được dùng tuỳ theo thân động từ thuộc thời tháihình thức nào chúng được gắn vào. Thân động từ và chính ngay những hậu tố này có thể biến đổi vì quy luật hợp biến.

Parasmaipada (vị tha ngôn)Ātmanepada (vị tự ngôn)
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Đệ nhấtNgôi thứ nhấtmivaḥmaḥevahemahe
Ngôi thứ haisithaḥthaseāthedhve
Ngôi thứ batitaḥanti, atiteāteante, ate
Đệ nhịNgôi thứ nhấtamvamai, avahimahi
Ngôi thứ haitamtathāḥāthāmdhvam
Ngôi thứ battāman, uḥtaātāmanta, ata, ran
Quá khứ hoàn thànhNgôi thứ nhấtavamaevahemahe
Ngôi thứ haithaathuḥaseāthedhve
Ngôi thứ baaatuḥuḥeātere
Mệnh lệnhNgôi thứ nhấtāniāvaāmaaiāvahaiāmahai
Ngôi thứ haidhi, hi, —tamtasvaāthāmdhvam
Ngôi thứ batutāmantu, atutāmātāmantām, atām

Hậu tố đệ nhất được dùng cho hiện tại chỉ thị (present indicative) và tương lai. Hậu tố đệ nhị được dùng với quá khứ chưa hoàn thành, điều kiện, quá khứ bất định và kì nguyện (imperfect, conditional, aorist, optative). Hậu tố của quá khứ hoàn thành và mệnh lệnh được dùng với quá khứ hoàn thành và mệnh lệnh cách.

Cách chia động từ thời hiện tại

Chia động từ thời hiện tại xử lý tất vả những dạng của động từ bằng cách dùng thời hiện tại. Nó bao gồm thời hiện tại của tất cả hình thức cũng như đệ nhất quá khứ chỉ thị (imperfect indicative). Sự tương phản của thân mạnh/yếu được phản ánh khác nhau tuỳ vào nhóm động từ:

Cách chia các động từ bất quy tắc

Hệ thống hiện tại phân biệt giữa thân mạnh và yếu của động từ. Thân mạnh xuất hiện ở 13 dạng:

Ngôi thứ 1, 2 và 3 số ít ở thì hiện tại và parasmaipada không hoàn thành.Ngôi thứ nhất số ít, kép, số nhiều ở thì parasmaipada và ātmanepada mệnh lệnhNgôi thứ ba số ít ở thì parasmaipada mệnh lệnh

Ở tất cả những dạng khác thì thân yếu xuất hiện.

NhómThânCách lập thânVí dụNgôi thứ 3 số ít, hiện tại paras./ātm.
2Thân mạnh√ ở guṇa + suffixdviṣ द्विष् "ghét"dveṣṭi द्वेष्टि
Thân yếu√ + suffixdviṣṭe द्विष्टे
3Thân mạnhredup. √ ở guṇa + suffixbhṛ भृ "mang, vác"bibharti बिभर्ति
Thân yếuredup. √ + suffixbibhṛte बिभृते
5Thân mạnh√ + -no- + suffixāp आप् "đắc, đạt"āpnoti आप्नोति
Thân yếu√ + -nu- + suffixāpnute आप्नुते
7Thân mạnh√ + infix -na- + suffixbhid भिद् "chẻ"bhinatti भिनत्ति
Thân yếu√ + infix -n- + suffixbhintte भिन्त्ते
8Thân mạnh√ + -o- + suffixtan तन् "kéo ra"tanoti तनोति
Thân yếu√ + -u- + suffixtanute तनुते
9Thân mạnh√ + -nā- + suffixkṛī क्री "mua"krīṇāti क्रीणाति
Thân yếu√ + -nī- + suffixkrīṇīte क्रीणीते

Sau đây là bảng chia động từ dviṣ द्विष् "ghét" thuộc nhóm 2:

Chỉ thị
Vị tha ngônVị tự ngôn
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Hiện tạiNgôi thứ 1dveṣmidviṣvaḥdviṣmaḥdviṣedviṣvahedviṣmahe
Ngôi thứ 2dvekṣidviṣṭhaḥdviṣṭhadvikṣedviṣāthedviḍḍhve
Ngôi thứ 3dveṣṭidviṣṭaḥdviṣántidviṣṭedviṣātedviṣate
Vị hoàn thành quá khứNgôi thứ 1adveṣamadviṣvaadviṣmaadviṣiadviṣvahiadviṣmahi
Ngôi thứ 2adveṭadviṣṭamadvisṭaadviṣṭhāḥadviṣāthāmadviḍḍhvam
Ngôi thứ 3adveṭadviṣṭāmadviṣanadviṣṭaadviṣātāmadviṣata

Kì nguyện hay mong mỏi (optative) dùng đệ nhị tiếp vĩ âm. được gắn vào thân ở thể chủ động, và ī ở thể thụ động.

Mong mỏi
Vị tha ngônVị tự ngôn
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Ngôi thứ 1dviṣyāmdviṣyāvadviṣyāmadviṣīyadviṣīvahidviṣīmahi
Ngôi thứ 2dviṣyāḥdviṣyātamdviṣyātadviṣīthāḥdviṣīyāthāmdviṣīdhvam
Ngôi thứ 3dviṣyātdviṣyātāmdviṣyuḥdviṣītadviṣīyātāmdviṣīran

Hình thức mệnh lệnh dùng tiếp vĩ âm riêng của mệnh lệnh.

Mệnh lệnh
Vị tha ngônVị tự ngôn
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Ngôi thứ 1dveṣāṇidveṣāvadveṣāmadveṣaidveṣāvahaidveṣāmahai
Ngôi thứ 2dviḍḍhidviṣṭamdviṣṭadvikṣvadviṣāthāmdviḍḍhvám
Ngôi thứ 3dveṣṭudviṣṭāmdviṣantudviṣṭāmdviṣātāmdviṣatām

Hệ thống danh từ

Người ta phân biệt hai loại thân danh từ (substantive và adjective) tuỳ theo tự vĩ của chúng, và gọi chúng thân nguyên âm (vowel stem) hoặc thân phụ âm (consonantal stem). Mỗi thân danh từ đều có, như trường hợp tiếng Đức, một trong ba giới tính:

  1. Nam tính (masculine)
  2. Nữ tính (feminine)
  3. Trung tính (neuter)

Ngoài trường hợp các danh từ chỉ người ra thì giới tính của một danh từ phần lớn đều là tuỳ tiện. Chủng loại giới tính của mỗi thân danh từ đều có sẵn và người ta cũng không ghi chú thêm.Ví dụ như các danh từ với đuôi –i và –u đều được tìm thấy ở ba giới tính. Tuy nhiên, ta có thể nhận ra giới tính ở một vài danh từ, ví dụ như trường hợp danh từ có đuôi –ā và –ī. Chúng đều là nữ tính.

Về mặt biến đổi (flexion), các danh từ khác nhau ở số (numerus) và sự kiện (casus).

Về mặt số thì có ba số như trường hợp các động từ hữu hạn định.

Về mặt sự kiện (casus), Phạn ngữ không những có các sự kiện như trong tiếng Đức là Nominative, Accusative, Dative và Genitive hoặc như tiếng Latinh với thêm hai sự kiện Ablative và Vocative, mà còn có thêm hai phần nữa là Instrumental và Locative. Như vậy, Phạn ngữ phân biệt 8 sự kiện theo thứ tự sau:

  1. Nominative: Chủ cách.
  2. Accusative: Trực bổ cách, Trực tiếp thụ cách.
  3. Instrumental: Dụng cụ cách
  4. Dative: Gián bổ cách, Dữ cách, Vị cách.
  5. Ablative: Nguyên uỷ, Đoạt cách, Li cách
  6. Genitive: Thuộc cách, Sở hữu cách.
  7. Locative: Vị trí cách
  8. Vocative: Hô cách.

Từ 3 số và 8 sự kiện ta có tất cả ba x 8 = 24 dạng biến hoá ở đuôi của một chữ.

Số lượng của tự vĩ biến hoá tuỳ thuộc vào âm cuối của thân danh từ và chủng loại của nó. Hai đặc tính này xác định một hạng danh từ. Các thân danh từ với đuôi phụ âm là –i hoặc –u đều có mặt ở ba giới tính và vì vậy, chúng hình thành ba hạng danh từ (nam, nữ và trung tính với mẫu âm cuối là –i). Ví dụ:

Nam tính kavi "thi sĩ"Nữ tính mati "trí"Trung tính vāri "nước"

Mỗi hạng danh từ trên đều có tự vĩ biến hoá riêng. Trên cơ sở này mà người ta phân biệt trên 20 hạng danh từ và tự vĩ biến hoá. Tuy nhiên, các hạng này không khác nhau hết ở 24 cách. Một vài loại tự vĩ biến hoá chỉ khác nhau ở một hoặc hai sự kiện. Người ta phân biệt như sau:

Thân mẫu âm

(vowel stem)

Nam tính –aTrung tính –aNữ tính –āNam tính –iNữ tính –iTrung tính –iNam tính –uNữ tính –uTrung tính –uNữ tính –īNữ tính –ūNữ tính –ī, đơn âm tiết (monosyllable)Nữ tính –ū, đơn âm tiết (monosyllable)Nam tính – (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)Nữ tính – (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)Trung tính – (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)Nam tính – (danh từ chỉ người thân, noun of relations)Nữ tính – (danh từ chỉ người thân, noun of relations)Nam tính –phức âmNữ tính –phức âm

Thân phụ âm

(consonantal stem)

Nam tính –phụ âm (ngoài –s,n)Nữ tính –phụ âm (ngoài –s,n)Trung tính –phụ âm (ngoài –s,n)Nam/Nữ tính –as, –is, –usTrung tính –as, –is, –usNam/Nữ tính –anTrung tính –anNam tính –inTrung tính –in

Ngoài những dạng trên ta còn tìm thấy một vài tự vĩ biến hoá cho một vài hình dung từ và phân từ nhất định. Điều cần biết nữa là các đại danh từ (pronoun), đại danh từ chỉ thị (demonstrative pronoun) và số từ — cả ba đều được xếp vào danh từ — đều có tự vĩ biến hoá riêng.

Thân có âm kết thúc -a

Nhóm thân có âm kết thúc -a là nhóm lớn nhất. Các danh từ loại này chỉ có thể là nam hoặc trung tính.

kāma "tình yêu", nam tínhāsya "mồm", trung tính
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Nominativekāmaḥkāmaukāmāḥāsyamāsyeāsyāni
Accusativekāmamkāmaukāmānāsyamāsyeāsyāni
Instrumentalkāmenakāmābhyāmkāmaiḥāsyenaāsyābhyāmāsyaiḥ
Dativekāmāyakāmābhyāmkāmebhyaḥāsyāyaāsyābhyāmāsyebhyaḥ
Ablativekāmātkāmābhyāmkāmebhyaḥāsyātāsyābhyāmāsyebhyaḥ
Genitivekāmasyakāmayoḥkāmānāmāsyasyaāsyayoḥāsyānām
Locativekāmekāmayoḥkāmeṣuāsyeāsyayoḥāsyeṣu
Vocativekāmakāmaukāmāḥāsyaāsyeāsyāni

Thân có âm kết thúc -i và -u

Thân -i
gati "đường đi", nữ tínhvāri "nước", trung tính
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Nominativegatiḥgatīgatayaḥvārivāriṇīvārīṇi
Accusativegatimgatīgatīḥvārivāriṇīvārīṇi
Instrumentalgatyāgatibhyāmgatibhiḥvāriṇāvāribhyāmvāribhiḥ
Dativegataye, gatyaigatibhyāmgatibhyaḥvāriṇevāribhyāmvāribhyaḥ
Ablativegateḥ, gatyāḥgatibhyāmgatibhyaḥvāriṇaḥvāribhyāmvāribhyaḥ
Genitivegateḥ, gatyāḥgatyoḥgatīnāmvāriṇaḥvāriṇoḥvāriṇām
Locativegatau, gatyāmgatyoḥgatiṣuvāriṇivāriṇoḥvāriṣu
Vocativegategatīgatayaḥvāri, vārevāriṇīvārīṇi
Thân -u
śatru "kẻ thù", nam tínhmadhu "mật ong", trung tính
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Nominativeśatruḥśatrūśatravaḥmadhumadhunīmadhūni
Accusativeśatrumśatrūśatrūnmadhumadhunīmadhūni
Instrumentalśatruṇāśatrubhyāmśatrubhiḥmadhunāmadhubhyāmmadhubhiḥ
Dativeśatraveśatrubhyāmśatrubhyaḥmadhunemadhubhyāmmadhubhyaḥ
Ablativeśatroḥśatrubhyāmśatrubhyaḥmadhunaḥmadhubhyāmmadhubhyaḥ
Genitiveśatroḥśatrvoḥśatrūṇāmmadhunaḥmadhunoḥmadhūnām
Locativeśatrauśatrvoḥśatruṣumadhunimadhunoḥmadhuṣu
Vocativeśatrośatrūśatravaḥmadhumadhunīmadhūni

Thân có âm kết thúc là nguyên âm dài, đơn âm tiết

Thân -ā, jā "thần đồng"Thân -ī, dhī "sự suy nghĩ"Thân ū, bhū "đất"
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Nominativejāḥjāujāḥdhīḥdhiyaudhiyaḥbhūḥbhuvaubhuvaḥ
Accusativejāmjāujāḥ, jaḥdhiyamdhiyaudhiyaḥbhuvambhuvaubhuvaḥ
Instrumentaljābhyāmjābhiḥdhiyādhībhyāmdhībhiḥbhuvābhūbhyāmbhūbhiḥ
Dativejejābhyāmjābhyaḥdhiye, dhiyaidhībhyāmdhībhyaḥbhuve, bhuvaibhūbhyāmbhūbhyaḥ
Ablativejaḥjābhyāmjābhyaḥdhiyaḥ, dhiyāḥdhībhyāmdhībhyaḥbhuvaḥ, bhuvāḥbhūbhyāmbhūbhyaḥ
Genitivejaḥjoḥjānām, jāmdhiyaḥ, dhiyāḥdhiyoḥdhiyām, dhīnāmbhuvaḥ, bhuvāḥbhuvoḥbhuvām, bhūnām
Locativejijoḥjāsudhiyi, dhiyāmdhiyoḥdhīṣubhuvi, bhuvāmbhuvoḥbhūṣu
Vocativejāḥjaujāḥdhīḥdhiyaudhiyaḥbhūḥbhuvaubhuvaḥ

Thân có âm kết thúc -ṛ

Thân -ṛ phần lớn chỉ người làm, thực hiện một hành động, ví như dātṛ "người đưa", mặc dù thân này cũng bao hàm một số danh từ chỉ quyến thuộc, ví dụ như pitṛ "cha", mātṛ "mẹ", và svasṛ "chị/em gái".

Số ítSố haiSố nhiều
Nominativepitāpitaraupitaraḥ
Accusativepitarampitaraupitṝn
Instrumentalpitrāpitṛbhyāmpitṛbhiḥ
Dativepitrepitṛbhyāmpitṛbhyaḥ
Ablativepituḥpitṛbhyāmpitṛbhyaḥ
Genitivepituḥpitroḥpitṝṇām
Locative pitaripitroḥpitṛṣu
Vocativepitaḥpitaraupitaraḥ

Nhân xưng đại danh từ

Ngôi xưng thứ nhất và thứ hai được biến hoá song song và có nhiều điểm tương đồng.

Lưu ý: Ở ba sự kiện Accusative, Dative và Genitive thì hai nhân xưng đại danh từ này có dị dạng. Những dạng nằm trong ngoặc thuộc loại phụ đới ngữ (enclitic) nên chúng không bao giờ đứng ở đầu câu hoặc sau những tiểu từ bất biến như च ca, वा và एव eva.

Ngôi thứ nhấtNgôi thứ hai
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Nominativeahamāvāmvayamtvamyuvāmyūyam
Accusativemām (mā)āvām (nau)asmān (naḥ)tvām (tvā)yuvām (vām)yuṣmān (vaḥ)
Instrumentalmayāāvābhyāmasmābhiḥtvayāyuvābhyāmyuṣmābhiḥ
Dativemahyam (me)āvābhyām (nau)asmabhyam (naḥ)tubhyam (te)yuvābhyām (vām)yuṣmabhyam (vaḥ)
Ablativematāvābhyāmasmattvatyuvābhyāmyuṣmat
Genitivemama (me)āvayoḥ (nau)asmākam (naḥ)tava (te)yuvayoḥ (vām)yuṣmākam (vaḥ)
Locativemayiāvayoḥasmāsutvayiyuvayoḥyuṣmāsu

Đại danh từ chỉ thị tad (demonstrative pronoun) được biến hoá bên dưới cũng giữ chức năng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba.

Nam tínhTrung tínhNữ tính
Số ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiềuSố ítSố haiSố nhiều
Nominativesaḥtautetattetānitetāḥ
Accusativetamtautāntattetānitāmtetāḥ
Instrumentaltenatābhyāmtaiḥtenatābhyāmtaiḥtayātābhyāmtābhiḥ
Dativetasmaitābhyāmtebhyaḥtasmaitābhyāmtebhyaḥtasyaitābhyāmtābhyaḥ
Ablativetasmāttābhyāmtebhyamtasmāttābhyāmtebhyamtasyāḥtābhyāmtābhyaḥ
Genitivetasyatayoḥteṣāmtasyatayoḥteṣāmtasyāḥtayoḥtāsām
Locativetasmintayoḥteṣutasmintayoḥteṣutasyāmtayoḥtāsu

Hợp thành từ

Bài chi tiết: Hợp thành từ

(compounds)

Một trong những điểm đặc thù nổi bật nhất của tiếng Phạn là số lượng lớn và cấu trúc phức tạp của từ hợp thành. Tương tự trong tiếng Đức, hợp thành từ cũng được ghi chung và xuất hiện như một đơn vị từ thái.

Tuy nhiên, một hợp thành từ trong tiếng Phạn chỉ là một từ về mặt hình thái. Về mặt văn phạm thì hợp từ này không phải là một từ, mà là một cấu trúc ngữ nghĩa được hình thành từ nhiều chữ. Trong Phạn văn, mỗi hình dung từ được phối hợp với một danh từ trong một phiến ngữ (phrase) đều có thể được phối hợp với một thật danh từ (substantive). Ví dụ như śānta शान्त "tĩnh lặng" có thể xuất hiện

trong một đoạn câu:śāntaṃ nagaram शान्तं नगरम् "thành phố tĩnh lặng"hoặc trong một hợp thành từ:śāntanagaram शान्तनगरम् "thành phố tĩnh lặng"

Hợp thành từ có thể được tạo một cách rất tự do, cụ thể là làm sao tạo cho tương ưng với những quy tắc, những hợp thành từ đã được tìm thấy trong những tác phẩm văn hoá. Như vậy thì trong Phạn văn, hợp thành từ có thể được tạo tương tự như những phiến ngữ hoặc những câu một cách ad hoc. Và cũng như trường hợp lập đoạn câu và những câu, ta không thấy sự hạn chế nào về mặt tạo hợp thành ngữ trong Phạn văn cả. Chỉ một vài quy tắc nhỏ được các nhà văn phạm truyền thống liệt kê ra.

Quy tắc tạo hợp thành từ

Cách tạo hợp thành từ luôn luôn theo một quy tắc giống nhau:

  1. Những từ như thật danh từ (substantive), hình dung từ (adjective), quá khứ phân từ thụ động (participle preterite passive) cũng như những từ không biến đổi như phó từ (adverb) được nối lại với nhau và thành phần đi trước — có nghĩa là tất cả những thành phần ngoài thành phần cuối — xuất hiện dưới dạng thân nguyên thuỷ, tức là không được biến hoá.
  2. Trong lúc nối những thành phần của hợp từ lại thì luật ngoại hợp biến được ứng dụng (một vài ngoại hạng tham khảo thêm Stenzler §307)
  3. Thành phần thứ hai (hoặc thành phần cuối) đi sau của hợp từ được biến hoá tuỳ ngữ cảnh.

Người ta phân biệt năm loại hợp thành từ tương ưng với các nhóm ngữ cán (thân/gốc của từ) xuất hiện ở phần trước hoặc sau của một hợp từ, tương ưng với mối quan hệ ngữ pháp/nghĩa giữa phần trước và sau của hợp từ. Những thuật ngữ sau đây được dùng như cách trình bày của các nhà Phạn học truyền thống. Cách gọi trong ngoặc lấy từ văn phạm của những nhóm ngôn ngữ châu Âu.

  1. Tatpuruṣa: Hợp thành từ xác định (determinative compound)
  2. Karmadhāraya: Hợp thành từ miêu tả (descriptive compound)
  3. Bahuvrīhi: Hợp thành từ mang tính chất định ngữ (attributive compound)
  4. Dvandva: Hợp thành từ làm đồng đẳng (coordinative compound)
  5. Avyayībhāva: Hợp thành từ mang tính chất phó từ (adverbial compound)

Ngoài ra người ta cũng liệt kê một loại thứ năm nữa là Amredita, chỉ sự lặp đi lặp lại. Ví dụ: dive-dive "ngày qua ngày", "mỗi ngày".

Cú pháp

Vì các tiếp vĩ tự chỉ rõ các sự kiện hệ thuộc và các ngôi xưng, số nên thứ tự của các loại từ trong câu tương đối tự do, với khuynh hướng Chủ từ-Đối tượng-Động từ.

Số từ

Số 1 đến 10 là:

1eka एक
2dvi द्वि
3tri त्रि
4catur चतुर्
5pañcan पञ्चन्
6ṣaṣ षष्
7saptan सप्तन्
8aṣṭan अष्टन्
9navan नवन्
10daśan दशन्

Các số 1 đến 4 được biến hoá theo các sự kiện. Eka được biến hoá như một nhân xưng đại danh từ (chỉ khác ở giống trung, số ít, cách chủ ngữ và bổ trực là kết thúc bằng –म् thay vì –त्). TriCatur được biến hoá không có quy tắc:

Số 3Số 4
Nam tínhTrung tínhNữ tínhNam tínhTrung tínhNữ tính
Cách chủ ngữtrayaḥtrīṇitisraḥcatvāraḥcatvāricatasraḥ
Cách bổ trựctrīntrīṇitisraḥcaturaḥcatvāricatasraḥ
Cách công cụtribhiḥtisṛbhiḥcaturbhiḥcatasṛbhiḥ
Cách nhậntribhyaḥtisṛbhyaḥcaturbhyaḥcatasṛbhyaḥ
Cách litribhyaḥtisṛbhyaḥcaturbhyaḥcatasṛbhyaḥ
Cách sở hữutriyāṇāmtisṛṇāmcaturṇāmcatasṛṇām
Cách vị trítriṣutisṛṣucaturṣucatasṛṣu